Sơn chống cháy là loại vật liệu ngày càng trở nên quan trọng, thiết yếu trong các công trình xây dựng. Việc thi công sơn chống cháy đảm bảo đủ tiêu chuẩn nghiệm thu cũng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn độ dày sơn chống cháy. Vậy tiêu chuẩn độ dày sơn chống cháy là như thế nào? Cách để biết công trình của bạn có đủ tiêu chuẩn độ dày sơn chống cháy hay không thì bài viết này sẽ đi cụ thể chi tiết, bạn sẽ hiểu rõ tiêu chuẩn độ dày sơn chống cháy của bộ xây dựng và công an phòng cháy.
MỤC LỤC
Tiêu chuẩn độ dày sơn chống cháy là gì?
Tiêu chuẩn độ dày sơn chống cháy là sự mô tả một số phương pháp được áp dụng để đo độ dày lớp phủ trên bề mặt nền. Các phương pháp mô tả cách xác định độ dày màng ướt, độ dày màng khô và độ dày màng của các lớp bột chưa đóng rắn. Viện dẫn đến các tiêu chuẩn riêng biệt nếu có.
Tiêu chuẩn độ dày sơn chống cháy của từng hãng sơn khác nhau là khác nhau. Chỉ tiêu thể hiện độ dày sơn chống cháy được Bộ Công An kiểm định cấp giấy phép đi vào hoạt động. Việc thực hiện thi công sơn chống cháy đảm bảo đủ độ dày màng sơn như thông tin sản phẩm được công bố.
Tổng quan về các phương pháp đo độ dày màng sơn đạt tiêu chuẩn được đưa ra, trong đó phạm vi áp dụng, các tiêu chuẩn hiện có và độ chụm được quy định đối với các phương pháp riêng biệt. Tiêu chuẩn này cũng quy định các thuật ngữ liên quan đến xác định độ dày màng.
Bài viết tham khảo: http://sonchamchay.com/co-che-hoat-dong-chung-cua-son-chong-chay/
Cách đo đảm bảo tiêu chuẩn độ dày sơn chống cháy
- Hiệu chuẩn thiết bị đo, công cụ dụng cụ thuận tiện nhất hiện nay, được thực hiện chủ yếu bởi nhà sản xuất hoặc bất kỳ phông thử nghiệm nào có đủ năng lực chuyên môn; Dùng máy đo độ cảm ứng từ, thích hợp với sơn chống cháy, được kiểm định.
- Kiểm tra xác nhận thiết bị (kiểm tra độ chính xác được thực hiện thường xuyên theo định kỳ bởi người sử dụng, chủ yếu trước khi thực hiện mỗi loạt các phép đo
- Căn chỉnh thiết bị tiếp theo, nếu cần thiết, sao cho số đo độ dày do thiết bị đo được phù hợp với số đo của mẫu thử có độ dày được biết. Đối với dụng cụ đo độ dày màng, điều này có nghĩa là bằng không trên bề mặt không được phủ, sử dụng các thiết bị có độ dày đã biết như miếng chêm, hoặc sử dụng mẫu thử được phủ có độ dày màng đã biết
- Tham khảo: http://sonchamchay.com/thi-nghiem-son-chong-chay/
Căn cứ đưa ra tiêu chuẩn độ dày sơn chống cháy
- Tài liệu sản phẩm điếu chiếu
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
– + “Giấy kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy”
-+ “Tài liệu kỹ thuật sản phẩm”
-+ “Hướng dẫn thi công/ biện pháp thi công sơn chống cháy”
-+ “Catalog sản phẩm”
-+ Các văn bản khác liên quan nếu có
-+ http://sonchamchay.com/san-pham/son-chong-chay-desam/
Đo độ dày sơn chống cháy là đo cái gì?
Khi thực hiện thi công sơn chống cháy ngoài việc đảm bảo đúng định mức sơn chống cháy theo tài liệu sản phẩm, ngoài ra còn phải đảm bảo tỷ lệ hao hụt trong quá trình thi công. Việc đo độ dày màng sơn đảm bảo đúng tiêu chuẩn sẽ được áp dụng như sau:
- Nền (substrate) (sơn lót)
Đây là lớp sơn kết nối bề mặt vật liệu và sơn chống cháy. Bề mặt mà vật liệu phủ được sơn lót phải được thi công theo tiêu chuẩn của hãng sơn. Thông thường độ dày của lớp sơn lót, sơn nền này giao động từ 50 đến 60 micron, màng sơn khô.
- Lớp phủ lần 1 (coating) (lớp sơn chống cháy lần 1)
Theo kinh nghiệm thi công, để đảm bảo các lớp sơn có độ bám dính tốt nhất, kết hợp giữa bề mặt cần phủ và sơn lót. Sau khi hoàn thiện lớp sơn lót đảm bảo các tiêu chí của sản phẩm. Thi công sơn chống cháy lớp 1. Lớp 1 này cần mỏng thôi. Giao động từ 100-200 micron. Các lớp liên tục được hình thành từ việc sơn một hoặc nhiều lớp vật liệu phủ lên nền.
- Lớp sơn phủ 2 (Thi công sơn chống cháy lần 2)
Việc thi công lớp sơn phủ lần 2, còn tùy thuộc vào tổng độ dày cần cần phải thi công. Nhưng lớp sơn phủ lần 2 dày hơn lớp sơn phủ lần 1. Theo kinh nghiệm thi công, lớp sơn phủ lần 2 giao động từ 250 đến 350 micron.
- Lớp sơn phủ lần 3 (Thi công sơn chống cháy lần 3)
Tùy thuộc vào tổng độ dày màng sơn, mà có cần thi công lớp sơn phủ lần 3 hoặc các lần tiếp theo. Thi công sơn phủ lần 3 tương ứng với sơn phủ lần 2
Đo độ dày màng sơn chống cháy: Khoảng cách giữa bề mặt của màng và bề mặt của nền (lớp sơn lót)
- Cách đo: Việc đo sơn chống cháy là đo tổng độ dày toàn bộ bề mặt khô hoàn toàn.
-+ Độ dày màng ướt (wet-film thickness): Độ dày màng sơn vừa thi công xong, đây chỉ một chỉ tiêu làm căn cứ ban đầu trong quá trình đo.
-+ Độ dày màng khô (dry-film thickness): Độ dày của lớp phủ còn lại trên bề mặt khi lớp phủ khô hoàn toàn. Thông thường thời gian khô hoàn toàn trong khoảng 24 giờ
-+ Độ dày lớp bột chưa đóng rắn (thickness of uncured power layer): Độ dày của vật liệu phủ vừa mới được sơn ở dạng bột, được đo ngay sau khi sơn và trước khi sấy khô:
-+ Khu vực bề mặt sơn1 (relevant surface area): Một phần của sản phẩm đã được phủ hoặc sẽ được phủ bởi lớp màng và trong đó, lớp màng phủ rất quan trọng đối với khả năng sử dụng và/hoặc ngoại quan.
-+ Khu vực thử1 (test area): Phần đại diện của khu vực bề mặt sơn mà trong đó số các phép đo đơn lẻ theo thỏa thuận được thực hiện là kiểm tra điểm.
-+ Khu vực đo1 (measurement area): Khu vực mà tại đó phép đo được thực hiện.
-+ Độ dày màng cục bộ nhỏ nhất1 (minimum local film thickness):Giá trị nhỏ nhất của độ dày màng cục bộ đo được trên khu vực bề mặt sơn của mẫu thử cụ thể.
-+ Độ dày màng cục bộ lớn nhất1 (maximum local film thickness): Giá trị cao nhất của độ dày màng cục bộ được thấy trên khu vực bề mặt sơn của mẫu thử cụ thể.
-+ Độ dày màng trung bình1 (mean film thickness):Giá trị trung bình số học của tất cả độ dày màng khô riêng biệt trong khu vực thử hoặc kết quả của xác định phân tích khối lượng của độ dày.
-+ Hiệu chuẩn (calibration): Quá trình được kiểm soát và ghi lại của phép đo các chuẩn hiệu chuẩn truy nguyên và kiểm tra xác nhận các kết quả thuộc độ chính xác đã công bố của thiết bị đo.
CHÚ THÍCH: Hiệu chuẩn ban đầu chủ yếu được thực hiện bởi nhà sản xuất thiết bị hoặc bởi phòng thử nghiệm có năng lực trong môi trường được kiểm soát sử dụng quy trình bằng văn bản. Thông thường, hiệu chuẩn ban đầu sẽ được người sử dụng kiểm tra thường xuyên theo định kỳ. Các chuẩn được sử dụng trong hiệu chuẩn để sao cho độ không đảm bảo đo tổng hợp nhỏ hơn độ chính xác đã công bố của thiết bị.
Tham khảo: http://sonchamchay.com/son-chong-chay-cho-cap-dien-120-phut/
Xác nhận Tiêu chuẩn độ dày sơn chống cháy
- Kiểm tra xác nhận (verification)
Kiểm tra độ chính xác do người sử dụng thực hiện, sử dụng các chuẩn đối chứng. Hay còn gọi là phương án tương đối, căn cứ chỉ tiêu định mức nhà máy đưa ra.
- Chuẩn đối chứng (reference standard)
Mẫu có độ dày màng đã biết mà người sử dụng có thể sử dụng để kiểm tra xác nhận độ chính xác của dụng cụ đo. Dùng máy đo chuyên dụng đo tập hợp các điểm đo lấy trung bình cộng.
CHÚ THÍCH: Các chuẩn đối chứng có thể là các chuẩn về độ dày đã được sơn phủ, hoặc miếng chêm. Nếu các bên liên quan đồng ý, một phần của mẫu thử nghiệm có thể được sử dụng làm chuẩn độ dày đối với công việc cụ thể.
- Điều chỉnh (adjustment)
Hoạt động căn chỉnh các số đọc độ dày của dụng cụ đo phù hợp với số đọc độ dày của chuẩn đối chứng.
CHÚ THÍCH: Hầu hết các thiết bị đo điện tử có thể được điều chỉnh theo chuẩn độ dày hoặc miếng chêm, khi đã biết độ dày của lớp phủ hoặc miếng chêm.
- Độ chính xác (accuracy)
Tính nhất quán giữa giá trị đo được và giá trị thực của chuẩn độ dày.
Liên hệ tư vấn
- Web: http://sonchamchay.com/
- Hotline: 0942862886
- Mail: sonchamchay@gmail.com
- Công ty TNHH TTT Hoàng Hương
- N004-LK09, Khu LK 16,17,18 AB Dương Nội, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam