Ứng dụng của sơn chịu nhiệt độ cao ngày càng phong phú và đa dạng. Sự phát triển xã hội kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày nay sơn chịu nhiệt độ lên tới 1000 độ C. Sơn chịu nhiệt độ cao là các sản phẩm sơn đặc thù trong nghành sơn, có nhiệm vụ và chức năng chịu được nhiệt lượng tỏa ra từ các bộ phận buồng đốt, giảm nhiệt lượng thoát ra môi trường bên ngoài. Đồng thời sơn chịu nhiệt có tác dụng chống ăn mòn sắt thép do nhiệt lượng. Hiện nay trên thị trường có các dòng sản phẩm sơn chịu nhiệt từ 100, 200, 300, 400, 600 và trên 1000 oC. Dùng sơn chịu nhiệt sẽ làm cho không gian dễ chịu hơn. Vậy sơn chịu nhiệt độ cao là gì? Tác dụng của nó ra sao? Nó mang lại hiệu quả như thế nào?… Đó hẳn là những câu hỏi bạn đang quan tâm. Bài viết này xin được đề cập tới những vấn đề đó.

Thi công sơn chịu nhiệt trong nhà và ngoài trời

Thế nào là sơn chịu nhiệt độ cao?

Sơn chịu nhiệt độ cao là dòng sơn nước, sơn dàu, gốc dung môi… có thể chịu nhiệt độ rất cao, nó lên tới 1000 độ mà các dòng sản phẩm sơn thông thường không chịu được, bị tan chẩy, biến dạng hoặc cháy. Sơn chịu nhiệt độ cao là  dòng sản phẩm này được dùng nhiều để chịu nhiệt trong các nồi hơi, lò sưởi, ống xả nhiệt, ống khói và các thiết bị chịu nhiệt.

Thành phần của sơn chịu nhiệt độ cao

  • Màu sắc: màu nhôm.
  • Nhiệt độ chịu đựng: 600-1000 oC
  • Tỷ trọng:  1.08 ± 0.05
  • Hàm lượng rắn : 37 ± 2 theo thể tích
Thi công sơn chịu nhiệt độ cao

Ứng dụng của sơn chịu nhiệt độ cao

  • Được dùng để sơn lên bề mặt các vật dụng chịu nhiệt như nồi hơi, nồi áp suất, ống xả, ống khói và các thiết bị chịu nhiệt khác.
  • Độ phủ thực thế: 9.9 m2/lít (đối với màng khô 30).
  • Độ dày màng khô: 30 microns với màng khô và 81 microns với màng ướt.
  • Quy cách đóng gói: 5 lít.
  • Chất pha loãng:Dung Môi
  • Thời gian khô: 30 phút / 25 – 30oC.

Biện pháp thi công sơn chịu nhiệt

  • Bề mặt sắt thép mới: phải tẩy sạch bụi bẩn dầu mỡ.
  • Dầu mỡ: rửa sạch bằng dung môi hữu cơ.
  • Có vảy, rỉ: đánh giấy ráp, bàn chải cứng hoặc phun cát.
  • Bề mặt sơn lại: tẩy sạch lớp sơn cũ, đánh giấy ráp, dùng bàn chải cứng hoặc phun cát.
  • Bề mặt kim loại chuẩn bị xong phải sơn ngay để ngăn chặn sự ăn mòn trở lại.
  • Phương pháp thi công sơn chịu nhiệt T400
  • Thùng sơn phải khuấy kỹ trước khi sơn.
  • Dùng chổi quét, ru lô hoặc súng phun.
  • Sơn đặc pha bằng dung môi DMT3 – SL do Công ty Cổ phần Sơn Tổng Hợp Hà Nội sản xuất.
  • Sơn 1 lớp để đạt chiều dày: 35-40μm. Sơn xong để sau 30 phút mới cho vào sấy ở nhiệt độ thích hợp, trong thời gian 30-40 phút

Tiêu chuẩn bề mặt

    • Sơn khô sấy
    • Màng sơn đanh, cứng, bền nhiệt
    • Sơn chịu nhiệt Đại Bàng được sấy khô sấy ở nhiệt độ 300oC, 2000 và  400 độ C. có độ bám dính cao trên bề mặt sắt, thép đen, màng sơn đanh, cứng, bền nhiệt, bền thời tiết
    • Định mức độ phủ của sơn chịu nhiệt: 1 m2 sản phẩm sơn hết 100 – 150g sơn chịu nhiệt trên 1 lớp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *