Quy trình thi công sơn Epoxy hệ Tự San Phẳng

YÊU CẦU CHO SÀN BÊ TÔNG
– Sàn bê tông mới đổ cần được bảo dưỡng ít nhất 28 ngày trước khi chuẩn bị cho thi công.
– Cường độ nén tối thiểu đối với sàn: > 25N/mm2.
– Mặt bê tông sau khi đổ cần dùng máy xoa hoàn thiện mặt làm phẳng và nhẵn.
– Bề mặt sàn bê tông phẳng, đã tạo dốc đảm bảo khả năng thoát nước về rãnh thu nước.
– Sàn đã cắt khe co giãn.
* CHUẨN BỊ BỀ MẶT
– Bề mặt bê tông phải được vệ sinh bằng máy/thiết bị chuyên dụng trước khi thi công.
– Đối với sàn cũ: cần loại bỏ vết dầu mỡ, tạp chất trên bề mặt bằng chất tẩy rửa thích hợp sau đó rửa lại bằng nước sạch và chờ khô.
– Những hư hỏng, lỗ rỗ tổ ong, vết nứt, khe co giãn sứt vỡ… phải được trám vá bằng các loại vữa sửa chữa chuyên dụng.
– Che chắn khu vực thi công để tránh vật liệu chẩy ra ngoài hay rơi vãi vật liệu trong quá trình pha trộn và thi công.

Các thiết bị máy móc cần có để thực hiện.
Máy mài công nghiệp 3 pha loại lớn : để mài sàn hiệu quả, loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ.
Máy hút bụi cỡ lớn: để đi kèm & hút bụi với máy mài 3 pha và các công đoạn vệ sinh bề mặt
Máy mài tay: để mài những góc cạnh mà máy lớn không tới được.
Máy trộn sơn epoxy: sử dụng máy khoan gắn mũi khuấy sơn.
Ru lô lăn sơn.
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
Dùng máy mài công nghiệp có gắn lưỡi mài kim cương, lưỡi mài ráp để mài tạo chân ,tạo mặt phẳng cho nền bê tông. Việc mài sẽ kết hợp với máy hút bụi hoặc mài nước ể không bụi.Sau đó Dùng máy hút bụi công nghiệp công suất lớn vệ sinh sạch sẽ bề mặt.

Dùng vữa epoxy 2 thành phần, trám trét các vị trí hư hỏng, lồi lõm, gồ ghề, một số sàn bị nứt thì phải dùng vật liệu thích hợp để xử lý.
Bước 2: Thi công sơn lót
Đây là khâu khá quan trọng trong một chuỗi quy trình kỹ thuật hoàn thiện sản phẩm. Sơn lót epoxy đóng vai trò tạo lớp màng trung gian liên kết bề mặt lớp sơn phủ và bê tông. Do đó, để đảm bảo lớp sơn lót được bám dính tốt, dùng cọ lăn hoặc súng (phun) lớp sơn lót một lượng vừa đủ đảm bảo độ bám dính chắc chắn cho lớp phủ không bị bong tróc. Trong quá trình lớp lót (Primer) khô, tránh để bụi bẩn bay vào dính trên bề mặt lớp lót ,nó sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp phủ sau này, và rất dễ bong tróc.

Ít nhiều gì bề mặt nền bê tông của bạn cũng có những lỗ li ti, lồi lõm, vệt nứt tùy theo từng mức độ. Để đạt độ thẩm mỹ và chất lượng đảm bảo cao nhất, đòi hỏi phải xử lý triệt để bằng vữa epoxy hoặc các hóa chất chuyên dụng. với những mặt nền có độ gợn sóng với diện tích lớn, thực hiện bã tràn.
Sau công đoạn này, xả nhám để tạo độ bám cho bề mặt nền.

Bước 3: Thi công Sơn hệ tự san phẳng
Tiến hành thực hiện đổ sơn epoxy tự san phẳng kết hợp với rulo gai phá bọt khí trong quá trình phản ứng của sơn. Với công đoạn này sẽ thực hiện với độ dày của sơn theo yêu cầu từ (1 – 5mm) và đòi hỏi cao về cách sơn sàn epoxy của người thợ thực hiện.

Tiến hành thực hiện đổ sơn epoxy tự san phẳng kết hợp với rulo gai phá bọt khí trong quá trình phản ứng của sơn. Với công đoạn này sẽ thực hiện với độ dày của sơn theo yêu cầu từ (1 – 5mm) và đòi hỏi cao về cách sơn sàn epoxy của người thợ thực hiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *