Khi nhắc tới sơn chống cháy, người ta thường quan tâm tới chất lượng sơn, quy trình sơn, vai trò chức năng của sơn chống cháy, hay những yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn nghiệm thu sơn chống cháy. Ít người quan tâm tới dụng cụ kiểm tra chất lượng sơn chống cháy.Bài viết tôi xin được đề cập các dụng cụ đo độ dày màng sơn chống cháy hiện nay. Những dụng cụ đó phải đáp ứng những tiêu chuẩn,chất lượng nào. Cách thức sử dụng ra sao.
MỤC LỤC
Dụng cụ đo độ dày màng sơn chống cháy
- Dụng cụ đo độ dày màng sơn chống cháy, của loại cảm ứng từ là loại thiết bị được lắp ráp các bộ phận để tính độ lệch chuẩn trung bình của phép đo và các thông số thống kê khác phải được sử dụng thận trọng và tốt nhất chỉ do những người đã được đào tạo về phương pháp thống kê.
- Miếng chêm kiểm tra xác nhận dụng cụ đo độ dày màng sơn chống cháy , thuộc loại màng mỏng, có giá trị quy định có thể truy nguyên đối với các tiêu chuẩn được công nhận trên toàn quốc, có độ dày gần với độ dày màng dự kiến.Cho phép sử dụng miếng chêm chưa được chứng nhận miễn là chúng được kiểm tra xác nhận tại chỗ.
- Tấm thép bằng phẳng, không bị gỉ, về bản chất từ tính giống như thép được phủ và có độ dày ít nhất 1,2 mm, được dùng để kiểm tra xác nhận dụng cụ.
- Bài viết có thể bạn quan tâm: http://sonchamchay.com/bao-gia-son-chong-chay-benzo/
Cách tiến hành dụng cụ đo độ dày màng sơn chống cháy
- Kiểm tra xác nhận
Khi sử dụng cụ đo độ dày màng sơn chống cháy để kiểm tra xác nhận thì, Trước khi sử dụng, kiểm tra xác nhận và, nếu cần thiết, điều chỉnh dụng cụ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất đối với thép, sử dụng tấm thép nhẵn, được đánh bóng bằng giấy ráp 400 để loại bỏ tất cả các sản phẩm của quá trình ăn mòn và ố bẩn trước khi sử dụng. Miếng chêm kiểm tra xác nhận phải được đặt giữa dụng cụ dò và tấm thép phẳng. Sử dụng miếng chêm kiểm tra xác nhận có độ dày lớn hơn và nhỏ hơn độ dày dự kiến của lớp màng được sử dụng.
Bài viết liên quan: http://sonchamchay.com/nhung-van-de-co-ban-ve-son-chong-chay-hien-nay/
- Phép đo
Đo trên lớp phủ khô phải được thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất thiết bị đối với thép nhẵn.
- Số lần đọc
Nên lấy ít nhất ba số đọc phân bố đều trong từng khu vực thử.
Như hướng dẫn, nên có hai khu vực thử cho mỗi mét vuông đối với các tấm phẳng, bốn khu vực thử cho mỗi mét dài đối với mặt bên, hai khu vực thử cho mỗi mét dài ở cạnh mép và hai hoặc nhiều hơn cho mỗi mét dài đối với ống dẫn (phụ thuộc vào đường kính ống).
Đối với công trình ngoài khơi và ngoài biển khác, nên lấy nhiều số đọc.
- Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm thông tin sau:
- Tất cả thông tin cần thiết để nhận dạng sản phẩm được thử nghiệm (nhà sản xuất, ký hiệu sản phẩm, số mẻ, v.v…)
- Viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 9760:2013 (ISO 2808:2007)
- Phương pháp và thiết bị được sử dụng;
- Các kết quả thử nghiệm, bao gồm kết quả của xác định riêng rẽ và giá trị trung bình
- Bất kỳ sai lệch từ quy trình đã được xác định
- Bất kỳ hình thái bất thường nào (dị thường) được quan sát trong quá trình thử nghiệm
- Ngày thử nghiệm.
Báo cáo thử nghiệm có thể cũng bao gồm thông tin bổ sung sau, nếu cần thiết:
- Chi tiết nền (vật liệu, độ dày, xử lý sơ bộ)
- Phương pháp được sử dụng để phủ nền và liệu nó là phủ đơn lớp hoặc hệ thống phủ nhiều lớp;
- Thời gian và các điều kiện được sử dụng để làm khô/lưu hóa (bao gồm sấy lò) lớp phủ và, nếu cần thiết, chi tiết của bất kỳ quá trình già hóa được thực hiện trước khi tiến hành đo độ dày;
- Khu vực bề mặt sơn, khu vực thử và số khu vực đo trên khu vực thử;
- Độ dày trung bình và độ lệch chuẩn của nó, độ dày màng cục bộ và độ lệch chuẩn của nó, và độ dày màng cục bộ tối đa và tối thiểu.
- Bài viết tham khảo: http://sonchamchay.com/son-chong-chay-cho-cap-dien-120-phut/
Tổng quan dụng cụ đo độ dày màng sơn chống cháy
Tổng quan các phương pháp được mô tả trong tiêu chuẩn này được đưa ra trong Bảng A.1 đến A.3. Phạm vi áp dụng, các tiêu chuẩn hiện có và độ chụm được xác định đối với từng phương pháp. Các tiêu chuẩn đối với từng phương pháp có tham chiếu đi cùng với những phương pháp này.
Bảng – Xác định độ dày màng ướt
Nguyên tắc | Phương pháp | Nềna | Phạm vi áp dụng | Tiêu chuẩnc | Độ chính xác/độ chụmd | ||
Cơ học (4.2) | 1A dụng cụ đo kiểu răng lược (4.2.4) | X | nd/de | c | l/p/f | ASTM D 4414 | Sai số hệ thống độ chụm của dụng cụ đo kiểu răng lược là ± 10 % hoặc ± 5 mm, lấy giá trị cao hơn |
1B dụng cụ đo kiểu bánh xe (4.2.5) | X | nd/de | c | l/p/f | ASTM D 1212 | Sai số hệ thống ± 5 % hoặc ± 5 mm, lấy giá trị cao hơn | |
1 C dụng cụ đo kiểu đồng hồ (4.2.6) | X | nd/de | c | l/p/f | Sai số hệ thống ± 5 % hoặc ± 3 mm, lấy giá trị cao hơn | ||
Khối lượng (4.3) | 2 Chênh lệch về khối lượng (4.3.4) | X | nd | nc | l | Không có |