Quy trình chống thấm mái nhà, ban công, sân thượng

 Biện pháp xử lý chống nứt bê tông:

Đối với khí hậu Việt Nam nhìn chung các khe nứt thường xảy ra phổ biển ở mức nhỏ dao động từ 0.15mm đến 1mm do đó chúng tôi áp dụng phương pháp bơm keo Epoxy sử dụng hệ thống bơm xy lanh. Thông qua đó dung dịch keo Epoxy được len lỏi vào sâu bên trong các vết nứt, các chất keo Epoxy thẩm thấu từ từ lấp đầy các vết nứt từ trong tới ngoài.

Với kinh nghiệm xử lý chống nứt bê tông hàng 100 công trình sử dụng loại keo Epoxy này chúng tôi nhận thấy chúng có những ưu điểm đặc biệt nổi trội như sau:

– Không hề bị co ngót trong quá trình sử dụng do trong thành phần không bao gồm các chất bay hơi

– Có khả năng tạo liên kết giữa các vết nứt nhanh kể cả trong trường hợp bề mặt bị ẩm ướt

– Các hợp chất keo Epoxy có thể dễ dàng len lỏi vào tận sâu bên trong các vết nứt

– Không tương tác với nước và các môi trường chứa hóa chất khác.

QUY TRÌNH THI CÔNG CỦA CHÚNG TÔI:

1. Khảo sát công trình của quý khách. Trong quá trình khảo sát các kỹ thuật viên sẽ tiến hành phân loại các vết nứt, xác định độ rộng lớn nhỏ từ đó có thể áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp nhất.

2. Trường hợp vết nứt nhỏ sẽ được xử lý bằng phương pháp bơm keo Epoxy sử dụng hệ thống bơm xy lanh. 

– Bước 1: Kiểm tra kích thước của vết nứt, sử dụng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng làm sạch bụi bẩn và các tạp chất trên bề mặt vết nứt.Làm sạch bụi bẩn

 Bước 2: Đánh dấu các vị trí trọng yếu có thể đặt xy lanh.Vạch dấu các vị trí quan trọng để xử lý vết nứt

– Bước 3: Gắn bát nhựa vào các vị trí đã được đánh dấu. Ở đây chúng tôi đề xuất sử dụng keo Matit vàng. Lưu ý, khoảng cách giữa các bát phù hợp nhất là từ 15 – 20cm.

– Bước 4: Tiến hành trám vá dọc theo các vết nứt bằng keo Matit vàng. Mục đích là để ngăn không cho dung dịch keo trong quá trình bơm không bị tràn ra ngoài.

– Bước 5: Sau khi kiểm tra bề mặt keo Matit đã khô chúng tôi bắt đầu tiến hành gắn xy lanh vào bát sau đó từ từ bơm dung dịch keo Epoxy vào. Lưu ý, chuẩn bị nhiều xy lanh chứa keo Epoxy khác nhau một lúc để có thể liên tục bơm vào cho đến khi keo không vào được nữa thì dừng lại. Trường hợp muốn tăng áp lực trong quá trình bơm có thể dùng dây cao su để bổ trợ.

– Bước 6: Sau khi bơm khoảng 2h đồng hồ, dung dịch keo Epoxy đã đủ thời gian đông cứng, chúng tôi tiến hành rút xy lanh ra, sau đó sử dụng các loại máy chuyên dụng để trà nhám và làm phẳng bề mặt các vết nứt. Trà nhám và làm phẳng bề mặt các vết nứt

3. Thi công chóng thấm mái, ban công, sân thượng
1) Sản phẩm đề nghị: Có thể dùng màng hoặc hóa chất chống thấm gốc Polyurethane, gốc xi măng…

2) Phương pháp thi công dùng màng:

– Sau khi xác định nguyên nhân thấm dột và vị trí các vết nứt rồi tiến hành đục tẩy theo vết nứt xuống tới cốt sàn bêtông.

– Vệ sinh công nghiệp bằng máy đảm bảo bề mặt bêtông của khe nứt không dính vữa yếu và các tạp chất khác.

– Dùng bình gas đền khò khò khô đảm bảo bề mặt không ẩm nước nhằm tăng độ bám dính tối ưu của vật liệu xuống bề mặt.

– Khò nóng chảy màng chống thấm bám chặt vào cốt sàn bêtông dọc theo vết nứt ( khổ rộng từ 20 – 40cm tuỳ từng hiện trạng thấm dột của công trình).

– Láng bảo vệ bề mặt vật liệu chống thấm sau đó có thể hoàn thiện như hiện trạng ban đầu

3) Phương pháp dùng hóa chất gốc Polyurethane, xi măng,..

Thi công theo định mức chủ đầu tư, quy trình có thể chia thành 4 bước.

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sau khi sửa chữa rạn nứt (nếu có).

Thi công lớp sơn lót và hai lớp sơn phủ bảo vệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

094 286 2886