Bậc chịu lửa, Tính chịu lửa cửa câú kiện xây dựng được đặc trưng bằng giới hạn chịu lửa. Giá trị giới hạn chịu lửa của từng cấu kiện được xác định bằng thực nghiệm
- Giới hạn chịu lửa là khoảng thời gian (giờ hoặc phút) tính từ khi cấu kiện bắt đầu thử đến khi mất khả năng chịu lực hoặc mất khả năng bảo vệ.
- Tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa là 2.5 giờ có nghĩa là tường ngăn cháy sẽ mất khả năng bảo vệ (rạn nứt) sau 2.5 giờ tính từ thời điểm bắt đầu thử tường ngăn cháy theo chế độ tiêu chuẩn được quy định theo TCVN 2622:1995.
Bậc chịu lửa, tính chịu lửa trong từng công trình, khu vực khác nhau là khác nhau.
Khi thiết kế xây dựng phải chọn vật liệu và cấu kiện có bậc chịu lửa cao hơn hoặc bằng giới hạn chịu lửa tối thiểu và mức độ cháy của các cấu kiện xây dựng chủ yếu ứng với bậc chịu lửa của nhà và công trình được quy định của luật xây dựng.
Bậc chịu lửa, tính chịu lửa có các cấp độ sau: Bậc I,II,III,IV,V .
Chú ý: Trong các công trình có bậc chịu lửa, tính chịu lửa III thì sàn tầng một và tầng trên cũng phải làm bằng vật liệu khó cháy, sàn tầng hầm hay chân tường phải làm bằng vật liệu không cháy, khó cháy, có giới hạn chịu lửa không dưới 60 phút.
- Trong các công trình bậc chịu lửa, tính chịu lửa IV,V thì sàn của tầng hầm hay tầng chân tường phải làm bằng vật liệu không cháy
- Đối với các công trình có tầng hầm mái mà kết cấu chịu lực của mái là vật liệu không cháy thì cho phép lợp mái bằng vật liệu dễ cháy mà không phụ thuộc vào bậc chịu lửa, tính chịu của ngôi nhà.
- Đối với các công trình cách đường xe lửa đầu máy hơi nước dưới 30m, thì không được lợp mái bằng vật liệu dễ cháy.
- Việc tăng giới hạn chịu lửa của một cấu kiện xây dựng không thể xem như đã tăng bậc chịu lửa của ngôi nhà hay công trình.
Bài viết tham khảo: http://sonchamchay.com/quy-trinh-thi-cong-son-chong-chay-son-chiu-nhiet-cho-ong-gio/
or: http://sonchamchay.com/nhung-van-de-co-ban-ve-son-chong-chay-hien-nay/