Hiện nay sự phát triển của ngành sản xuất sơn nói chung và sơn công nghiệp nói riêng theo nhu cầu của xã hội. Sơn chịu nhiệt độ cao và sơn chống cháy là hai khái niệm rất khác nhau. Bài viết này sẽ nêu rõ sự khác nhau giữa sơn chịu nhiệt và sơn chống cháy.

Sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung cũng kéo theo sự phát triển các ngành nghề lĩnh vực đến sơn. Sự phát triển đó là sự hoàn thiện về sản phẩm có nhiều ưu điểm, công dụng chức năng, thẩm mỹ. Việc xã hội phát triển đòi hỏi khá cao nhu cầu sản xuất. Đặc biệt ngành nghề trong xây dựng nhiều người rất dễ nhầm tưởng sơn chịu nhiệt độ caosơn chống cháy.

Sơn chịu nhiệt là gì?

Sơn chống cháy là gì?

Sự khác nhau giữa sơn chịu nhiệt và sơn chống cháy?

  • Sơn chịu nhiệt là loại sơn đặc biệt chịu được nhiệt độ từ 200 độ C, 300 độ C, đến 600 độ C, lên đến 1000 độ C. Sơn chịu nhiệt có thể chống lại nhiệt độ, lửa, rỉ sét, khói. Nó được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài nhưng không thể ngăn chặn được các vật liệu dễ cháy như gỗ. Sơn chịu nhiệt cũng không được thiết kế để dập lửa. Nó chỉ làm giảm cơ hội cháy và giảm tốc độ cháy trong khoảng thời gian giới hạn.
  • Sơn chống cháy là sơn chống được cháy lan tỏa ra từ ngọn lửa. Trong quá trình lan tỏa ra từ ngọn lửa sơn chống cháy phát ra từ một khí trơ để làm chậm lại và ngăn chặn sự lan truyền của lửa từ bề mặt. Các thành phần sơn sẽ trương phồng lên khi gặp lửa. Phồng lên gấp 40-70 lần so với ban đầu. Tạo ra một lớp màng bảo vệ tiếp xúc trực tiếp với lửa.
  • Như vậy sự khác nhau giữa sơn chịu nhiệt và sơn chống cháy cơ bản là một loại sơn chỉ chịu được nhiệt độ cao và một loại sơn chống được cháy do lửa gây ra.
Thi công sơn chống cháy KCN Bình Dương

Sự khác nhau giữa sơn chịu nhiệt và sơn chống cháy còn khác nhau về chỗ ứng dụng của sản phẩm.

  • Ứng dụng của sơn chịu nhiệt:
  • Nồi hơi: Thiết bị làm nóng nước hoặc các chất lỏng khác nhau để tạo ra nhiệt và hơi nước. Nồi hơi có nhiệt độ cực kỳ cao, đo là lý do vì sao sơn chịu nhiệt và điều bắt buộc đới với thiết bị này.
  • Lò sưởi: Sơn chịu nhiệt có thể chịu được nhiệt độ cao và ngọn lửa từ lò sưởi
  • Bếp nướng: Thiết bị này liên tục tiếp xúc với ngọn lửa trần, than và khói
  • Lò nướng: Được thiết kế để chịu được nhiệt độ rất cao, vài trăm đến cả nghìn độ
  • Ống khói: Phải chịu được nhiệt độ cao và lâu dài
  • Quạt: Sơn chịu nhiệt được phủ lên thiết bị này sẽ ngăn chặn sự hình thành rỉ sét và bảo vệ bề mặt khỏi sự hình thành dầu mỡ và độ ẩm.
  • Hệ thống truyền và xả ở xe: Ở vị trí này sơn thông thường sẽ bị hao mòn làm suy giảm khả năng hoạt động của xe. Sơn chịu nhiệt khả năng chống nóng và tồn tại lâu dài.

Ứng dụng của sơn chống cháy

  • Sơn chống cháy cho kết cấu thép
  • Sơn chống cháy cho vách ngăn cháy
  • Sơn chống cháy cho tường ngăn cháy
  • Sơn chống cháy cho mái tôn
  • Sơn chống cháy cho sàn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *