Để làm giảm thiểu nhiệt độ trong lò hơi, ống khói, bô xe máy, ô tô….. mà không làm ảnh hưởng tới độ thẩm mỹ và những tính năng công dụng của nó. Thì dòng sản phẩm sơn chịu nhiệt ra đời. Vậy sơn chịu nhiệt là gì? Sơn chịu nhiệt có vai trò như thế nào, cơ chế hoạt động của nó ra làm sao? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.
Sơn chịu nhiệt là gì?
Sơn chịu nhiệt là các sản phẩm sơn mang tính chất đặc thù trong nghành sơn. Sơn chịu nhiệt có nhiệm vụ và chức năng chịu được nhiệt lượng tỏa ra từ các bộ phận buồng đốt, giảm nhiệt lượng thoát ra môi trường bên ngoài. Đồng thời sơn chịu nhiệt có tác dụng chống ăn mòn sắt thép do nhiệt lượng.
Tóm lại: sơn chịu nhiệt được thi công trên cấu kiện nào đó, sẽ giúp cấu kiện đó chịu được nhiệt độ cao.
Sơn chịu nhiệt còn có nhiều tính năng, những ưu điểm khác nữa.
Sơn chịu nhiệt thường được phân ra làm nhiều loai, thông thường được phân theo cấp độ nhiệt như:
+ Sơn chịu nhiệt 2000C
+ Sơn chiệu nhiệt 3000C
+ Sơn chịu nhiệt 5000C
+ Sơn chiệu nhiệt 6000C
+ Sơn chịu nhiệt 8000C
+ Sơn chiệu nhiệt 9000C
+ Sơn chịu nhiệt 10000C
+ Sơn chịu nhiệt 12000C
+ Sơn chịu nhiệt 12000F
Sơn chịu nhiệt có những ưu điểm gì?
Là dòng sơn đặc thù với những tính năng chuyên biệt và nổi bật, đáp ứng trọn vẹn được nhu cầu sử dụng trong việc bảo dưỡng máy móc và thiết bị.
+ Chịu nhiệt độ tốt lên đến 1200oC
+ Thi công sơn chịu nhiệt cũng sẽ mang lại lợi ích lớn, chống ăn mòn, oxi hóa của sản phẩm.
+ Chịu được tác động của nước và dầu rất tốt
+ Dễ dàng sử dụng
+ Sơn chịu nhiệt cũng mang lại độ thẩm mỹ cho sản phẩm
+ Độ bám dính cực cao
+ Màng sơn cứng, chịu mài mòn tốt
+ Chịu được nước, hóa chất
+ Bền màu, bền nhiệt độ
+ Màng sơn có tính năng cơ lý cao